Tổng Hợp Các Loại Nhựa Trên Thị Trường

Khái niệm nhựa là gì?

Nhựa hay còn gọi là chất dẻo hoặc mủ, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện… cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Nhựa còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp.

Nhựa được phân loại như thế nào?

Nhựa được phân loại theo hai cách: phân loại theo hiệu ứng của nhựa với nhiệt độ và phân loại theo ứng dụng.

Phân loại nhựa theo hiệu ứng của nhựa với nhiệt độ

1.Nhựa nhiệt dẻo: là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm thì nó sẽ chảy mềm ra và khi hạn nhiệt độ nó sẽ đóng rắn lại. Tính chất cơ học của nhựa nhiệt dẻo không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, như polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET),…

Nhựa PE: Nhựa PE hay Polyetylen, tên tiếng anh là Polyethylene hay Polyethene, là một loại nhựa nhiệt dẻo được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Là một hợp chất hữu cơ gồm nhiều nhóm etylen CH2-CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết hydro, Polyetylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen.

Tính chất: Nhựa PE có màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước và khí.

Nhựa PE có tính chất hóa học giống như hydrocacbon không no: Không tác dụng với dung dịch axit, kiềm, thuốc tím và nước brom.

Nếu ở nhiệt độ 70 độ C, nhựa PE hòa tan kém ở các dung môi như toluen, xilen, dầu thông, dầu thoáng,…

Khi ở nhiệt độ cao, nhựa PE không thể hòa tan trong nước, rượu béo, aceton,…

Trong thời gian ngắn, nhựa PE chịu được nhiệt độ lên đến 230 độ C.

Nhựa sẽ bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcool, Aceton, …

Ứng dụng nhựa PE:

Vì những tính chất nói trên mà nhựa PE được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất như: Dùng bọc dây điện, sản xuất bao bì nhựa, màng cuộn, bọc hàng, túi xách, chai lọ, thùng can, sản xuất nắp chai,…

Trong sinh hoạt hàng ngày, nhựa PE là vật liệu chúng ta thường gặp nhiều nhất. Dạo quanh một vòng các tạp hóa bán đồ nhựa chúng ta dễ dàng bắt gặp các loại túi hình chữ nhật không màu trong suốt hoặc các túi nhiều màu mà chúng ta vẫn thường gọi là nilong.

Hay những chai đựng sữa, nước ngọt hoặc có một số thực phẩm lỏng khác cũng được làm từ nhựa PE tiện dụng và an toàn đối với sức khỏe người dùng.

Nhựa PP: giá thành thấp, bền xé và bền kéo dứt, khá cứng vững, không mềm dẻo như nhựa PE, không bị kéo giãn dài do đó có thể được chế tạo thành sợi. Đặc biệt, khả năng bị xé rách khá dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thùng nhỏ. Loại nhựa này chịu được nhiệt độ cao hơn 100 độ C. Chúng được dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm.

Nhựa PS: Là một loại nhựa nhiệt dẻo (Polymer) tên gọi là Polystyren (gọi tắt là PS), được tạo thành từ phản ứng trùng hợp Styren. Công thức cấu tạo của Polystyren là (CH[C6H5]-CH2)n.

Tính chất: Nhựa PS (Polystyren) cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn định. Không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun (Nhiệt độ gia công vào khoảng (180 – 200)°C). Nhựa PS (Polystyren) thuộc dòng nhựa nhiệt dẻo, đây là một loại nhựa chảy mềm thành chất lỏng dưới tác dụng của nhiệt độ cao và đóng rắn lại khi làm nguội. Nhựa nhiệt dẻo có hơn 40 loại và đến giữa những năm 1900 thì nhựa nhiệt dẻo được sử dụng rộng rãi. Trong dòng nhựa nhiệt dẻo, nhựa PS (Polystyren) thuộc họ styren, trong đó có những dòng nhựa cũng thuộc họ styren giống nhựa PS (Polystyren) đó là nhựa Acrylonitrin butadien styren (ABS), nhựa Styren – Acrylonitrin (SAN), nhựa Styren – Butadien (SB).

Ứng dụng: Nhựa PS (Polystyren) được sử dụng trong sản xuất hộp xốp nhựa đựng thực phẩm, vỏ nhựa CD, DVD, đồ chơi trẻ em, máy vi tính, máy sấy tóc, thiết bị nhà bếp.

Nhựa PS (Polystyren) trong lĩnh vực nhựa định hình PS thường được dùng sản xuất hộp nhựa, ly nhựa, tô chén nhựa, khay nhựa bánh kẹo nhờ vào đặc tính cứng và giòn, rất nhẹ, dễ tạo hình, sản phẩm cho ra đẹp. Tuy nhiên, đối với sản phẩm từ nhựa PS tốt nhất là không nên dùng PS để đựng thức ăn nóng (trên 70 độ C) vì ở nhiệt độ cao lượng Monostyren giải phóng ra lượng lớn sẽ tổn hại đến gan. Do đó, không dùng dùng khay nhựa từ PS để đựng nước sôi, thức ăn nhiều dầu mỡ, dưa muối, giấm.

Nhựa PET: Đây là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có thể được dùng để chế tạo ra màng hoặc tạo dạng chai lọ bởi chúng có khả năng chịu đựng được lực xé và lực va chạm, chịu đựng được sự mài mòn cao và có độ cứng vững cao.

Tính chất: Trơ với môi trường thực phẩm, trong suốt, chống thấm khí O2, và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác, khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở – 90oC,cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100oC

Ứng dụng: Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas….

2.Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn như: ure focmadehyt[UF], nhựa epoxy, phenol formaldehyde (PF), nhựa melamin, poly este không no…

3.Nhựa cứng bao gồm:

Nhựa PC: được dùng để làm kính xe do có độ trong cao, chống thấm khí, hơi cao hơn các loại PE, PVC nhưng lại thấp hơn so với PP, PET. Tuy nhiên giá thành nhựa PC lại cao hơn PP, PET nên ít được sử dụng.

Nhựa POM: chịu lực tốt, chịu được nhiệt tốt, độ đàn hồi tốt, có độ đàn hồi cơ học cao, chịu được ma sát tốt. Nhựa POM được dùng làm bánh răng, dùng làm van đóng mở cho các loại khóa trong dầu khí,… Ngoài ra, nhựa POM chống tĩnh điện hiện nay cũng được sử dụng khá phổ biến.

Vật liệu đàn hồi:

Nhựa PU: có tính đàn hồi hơn cao su và tính bền bỉ dẻo dai, kháng dầu, chống xé rách, tính chống trầy xước và chịu mài mòn lớn hơn cao su nhiều lần. So với các loại nhựa khác thì nhựa PU có khả năng chịu nén, chống co giãn và chống va đập tốt. Vì vậy nó được sử dụng để thay thế cao su và nhựa trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giảm thời gian bảo dưỡng máy móc, thiết bị, tiết kiệm tài chính.

Ứng dụng: sử dụng rộng rãi trong luyện kim, khai thác mỏ, dầu mỏ, vật liệu xây dựng, đệm, khối, lò xo, thích hợp cho tất cả các loại ống dập kim loại , giảm ma sát của thiết bị cơ khí nói chung, hấp thụ sốc đệm, là lò xo khuôn lý tưởng.

Nhựa PVC: phần lớn nhựa PVC được sử dụng bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng,… Ngoài ra, loại nhựa này còn được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các loại sản phẩm thuốc nhiều ngành khác.

Ngoài ra có một cách phân loại khác là phân loại theo ứng dụng:

Nhựa thông dụng: là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày, như: PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,..

Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,……

Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.

 

Trả lời

0933068071
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon