Phản ứng sớm của cuộc khủng khoảng Nga – Ukraine tới ngành hóa dầu

Đông Âu đã và đang đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ. Xung đột Nga-Ukraine đã gây ra một đợt leo dốc trên thị trường dầu thô và khí đốt cũng như một liều lượng lớn về tình trạng bất ổn, làm tăng thêm áp lực lạm phát vốn đã cao trên thị trường hàng hóa toàn cầu.

Tin tức về hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine đã đẩy giá các loại dầu tiêu chuẩn toàn cầu tăng 6-7 USD/thùng, trong đó giá dầu Brent tương lai đạt gần 105 USD/thùng trong phiên giao dịch hàng ngày. Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng vọt 30% mỗi ngày, đạt mức cao nhất trong 2 tháng qua vào thứ Năm, trong khi giá than châu Âu trong năm tới tăng tới 13%.

Điều này chắc chắn sẽ gây ra phản ứng tới chuỗi hạ nguồn trong ngành công nghiệp hóa dầu, và một số phản ứng đã được chứng kiến. Hoang mang trước diễn biến này, những người tham gia thị trường tán thành rằng còn quá sớm để đưa ra phân tích chính xác về tình hình gần đây. Tuy nhiên, đây là bốn câu hỏi lớn cần được trả lời:

Liệu nguồn cung cấp dầu thô và khí đốt tự nhiên có bị cản trở?

Liệu chi phí năng lượng tăng cao và áp lực lạm phát gây ra có ảnh hưởng tới nhu cầu ở hạ nguồn?

Các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến thương mại với Nga ở mức độ nào?

Tầm quan trọng của Nga trong thương mại polymer là gì?

Liệu nguồn cung dầu thô và khí đốt tự nhiên sẽ bị cản trở?

Nga là nước xuất khẩu năng lượng, khí đốt tự nhiên và than cứng lớn nhất châu Âu. Châu lục này phụ thuộc vào Nga với hơn một phần ba nguồn cung cấp khí đốt thông qua Ukraine.

Mặc dù Nga đảm bảo duy trì nguồn cung cấp khí đốt của mình ở nước ngoài “không bị gián đoạn” và vào thứ Năm, nhà xuất khẩu khí đốt của Nga Gazprom PJSC cho biết nguồn cung của họ đến châu Âu qua Ukraine vẫn bình thường, song nguồn cung nhiên liệu ở châu Âu – vốn đang trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng – gặp rủi ro hơn do sự gián đoạn tiềm ẩn.

Về giá cả, chắc chắn rằng bối cảnh tăng giá vẫn diễn ra như được phân tích tại đây.

Liệu chi phí năng lượng tăng cao và áp lực lạm phát gây ra có ảnh hưởng tới nhu cầu ở hạ nguồn?

Sự tăng vọt giá năng lượng rõ ràng sẽ có phản ứng dây chuyền tới sản xuất, đặc biệt là ở châu Âu, điều này sẽ làm giảm sự phục hồi của thương mại sau cuộc suy thoái vì Covid.

Hầu hết những người tham gia thị trường hóa dầu của châu Âu lo ngại về chi phí tiện ích ngày càng cao. Một nhà sản xuất ở Ý cho biết: “Các nhà chuyển đổi có thể phải giảm công suất vận hành để đối phó với đà tăng mạnh mẽ của chi phí điện năng và khí đốt.”

Một số nhà sản xuất cũng đang lo lắng về sự thay đổi nhu cầu từ nhựa sang các nguyên liệu thô khác trong khi một số cho rằng niềm tin của người tiêu dùng giảm và nền kinh tế yếu kém có thể cản trở mùa cao điểm sắp tới đối với các vật dụng của họ.

Các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến thương mại với Nga ở mức độ nào?

Các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga chủ yếu là đối với các ngân hàng và cá nhân. Bên cạnh đó, Nga không bị loại khỏi khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT mà các ngân hàng sử dụng, vì điều này sẽ vô hiệu hóa thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt của Nga và dẫn đến việc ngừng cung cấp gây hậu quả cho người tiêu dùng châu Âu.

Do đó, những người tham gia thị trường trong ngành hóa dầu đều cho rằng giao thương từ và đến Nga có thể không có tác động nặng nề, miễn là xung đột không leo thang hơn nữa. Nếu vẫn như hiện tại, một số người tham gia thị trường đang chỉ ra trường hợp của Iran. Một thương nhân lớn ở Singapore lập luận: “Iran là nước xuất khẩu PE lớn hơn Nga, và các lệnh trừng phạt có ít tác động đến xuất khẩu PE của Iran.”

Những người tham gia thị trường ở Thổ Nhĩ Kỳ – một địa chỉ chính cho polymer của Nga – cũng cho rằng một số gián đoạn trong giao thương với Nga có thể xảy ra do các quy trình tài chính có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường. Tuy nhiên, họ nói: “Nguồn cung có khả năng không bị ảnh hưởng nhiều vì chúng tôi thấy việc nhập khẩu suôn sẻ từ Iran bất chấp các lệnh trừng phạt kéo dài nhiều năm đối với nước này.”

Tầm quan trọng của Nga trong thương mại polymer là gì?

Chắc chắn rằng Nga mạnh về xuất khẩu dầu, khí đốt và than đá hơn là polymer. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy Nga xuất khẩu khoảng 2,4 triệu tấn polymer mỗi năm, một khối lượng không hề nhỏ.

Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật

PE chiếm một nửa tổng lượng polymer xuất khẩu của Nga, trong khi PP chiếm 30%. Điểm đến chính của họ là Trung Quốc đối với PE và Thổ Nhĩ Kỳ đối với PP. Đối với PE, 50% xuất khẩu của họ là sang Trung Quốc, 9% sang Kazakhstan và 4% sang Thổ Nhĩ Kỳ. Về PP, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 23% thị phần, đứng đầu danh sách. Tiếp theo là Ba Lan và Belarus với thị phần tương ứng là 15% và 12%.

Những người tham gia thị trường cho rằng Nga sẽ duy trì xuất khẩu sang Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, ngay cả khi một số thị phần bán sang Đông Âu bị mất đi. Một số người thậm chí còn cho rằng PP và PE của Nga có thể xuất hiện ở những khu vực này với giá cạnh tranh nếu có áp lực tồn kho vì các lựa chọn thay thế cho xuất khẩu ngày càng hạn hẹp.

Được viết bởi Esra Ersöz – [email protected]

Nguồn: https://www.chemorbis.com/vi/

Trả lời

0933068071
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon