Giải pháp quản lý chất thải nhựa trên thế giới và tại Việt Nam

Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vừa tổ chức hội thảo với chủ đề “Quản lý chất thải nhựa trên thế giới và tại Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp”.

Trong Khuôn khổ nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) về bảo vệ môi trường, trước thực trạng ô nhiễm về rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải đại dương và thực hiện Kế hoạch thường niên của Công đoàn Viện Hàn lâm, Công đoàn Viện Hàn lâm phối hợp với Viện Địa lí nhân văn tổ chức Hội thảo “Quản lý chất thải nhựa trên thế giới và tại Việt Nam: hiện trạng và giải pháp”.

GS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội phát biểu chỉ đạo. Ảnh: CĐ Viện Hàn lâm
GS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội phát biểu chỉ đạo. Ảnh: CĐ Viện Hàn lâm

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giáo sư Đặng Nguyên Anh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã nhấn mạnh đến vai trò của truyền thông trong việc thay đổi hành vi, thói quen dùng sản phẩm nhựa dùng một lần trong đời sống con người và những tác hại nghiêm trọng của nó đối với môi trường.

Ô nhiễm do rác thải nhựa và túi nilon gây ra chính là thảm họa do chính con người tự gây nên cho chính bản thân mình, cho đồng loại và giờ đây đang trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu và được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu. Hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần.

Có nghĩa rằng, trong hàng triệu tấn nhựa sản xuất ra mỗi năm quá nửa trong số đó chỉ đem lại cho chúng ta cảm giác tiện ích trong ít phút như cốc nhựa, ống hút, túi ni lông.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo Quản lý chất thải nhựa trên thế giới và tại Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp. Ảnh: CĐ Viện Hàn lâm

Sau đó, những thứ này bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng. Nó tồn tại trong môi trường tự nhiên và trở nên vô cùng nguy hại.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, để giảm thiểu chất thải nhựa, đặc biệt trong ngành y tế, các cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch, mục tiêu, lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa từ hoạt động chuyên môn y tế; từ sinh hoạt thường ngày của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế.

Đồng thời, thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, nilon khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định; phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và nilon khó phân hủy.

Bên cạnh đó, người dân nên thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần ngay từ bây giờ.

Phát biểu bế mạc, TS. Nguyễn Song Tùng đã đánh giá cao các tham luận và các ý kiến đóng góp tại Hội thảo và cho rằng các tham luận tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản nhất về rác thải nhựa trên thế giới và Việt Nam.

Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa, hạn chế xả thải chất thải nhựa ra môi trường. TS. Phó Viện trưởng Viện Địa lí Nhân văn tin rằng với những thông tin từ Hội thảo, các cán bộ của Viện Hàn lâm sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực hành động hơn trong việc bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng sống.

Credited to Hiệp Hội Nhựa Việt Nam.

Trả lời

0933068071
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon