Giá PE tháng 10 đang được thảo luận do chi phí tăng và nhu cầu yếu ở châu Âu

Sau khi khép lại tháng 9 với mức giá không đổi hoặc giảm xuống, các thị trường PE trên khắp châu Âu đã chứng kiến sự thay đổi tâm lý khi tháng 10 bắt đầu. Sự gia tăng chi phí sản xuất, khan hiếm hàng nhập khẩu, và đà leo dốc trên toàn cầu là nguyên nhân cho lập trường tăng giá của các nhà cung cấp.

Một số nhà cung cấp đã tiếp cận thị trường với những mức tăng khác nhau về quy mô. Trong một vài trường hợp, các báo giá đã xuất hiện với mức tăng 25-60 EUR/tấn hoặc 100 EUR/tấn do chi phí nguyên liệu thô và năng lượng gia tăng, với các cuộc đàm phán đang được tiến hành. Trong khi đó, việc giữ nguyên giá cũng diễn ra sau đó vì nhu cầu thấp và nguồn cung dư dả.

Khủng hoảng năng lượng xuất hiện

Bất chấp những dự báo về xu hướng ổn định hoặc giảm giá, thị trường PE đã bước vào tháng 10 trên đà tăng giá do châu Âu đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhiên liệu và khí đốt tự nhiên. Một số nhà sản xuất ở châu Âu đã tuyên bố rằng họ sẽ áp dụng một khoản phụ phí đối với giá hạt nhựa để giải quyết vấn đề chi phí năng lượng tăng cao.

Theo một lá thư gửi cho khách hàng, LyondellBasell đã quyết định áp dụng phụ phí khí đốt tự nhiên và điện đối với tất cả các đơn hàng HDPE và LDPE kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2021.

Trong khi đó, những người tham gia thị trường cho biết hai nhà sản xuất trong khu vực đã tăng giá tới 100 EUR/tấn trong tháng 10, do tỷ suất lợi nhuận của họ sụt giảm vì sự gia tăng chi phí đầu vào ví dụ như điện.

Tuy nhiên, mức tăng lớn đó không được đưa vào Chỉ số Giá ChemOrbis vì người mua có phản ứng trầm lắng đối với mức tăng 3 con số.

Cung-cầu khá cân bằng ở châu Âu

Người mua đứng ngoài cuộc vì chờ đợi thông báo giá của các nhà cung cấp khác.

Theo phản hồi của thị trường, nhu cầu mua hàng trầm lắng đối với các mức tăng lớn. Hầu hết người mua trông chờ vào lượng tồn kho hiện có của họ vì nhu cầu mua hàng chậm chạp ở một số lĩnh vực và lượng mua rất hiếm.

Các yêu cầu tăng giá gần đây đã không tạo ra mối quan tâm lớn giữa người mua. Những người tham gia thị trường dự đoán mức tăng lớn sẽ không khả thi, đặc biệt là đối với LDPE, vốn đã ở mức giá cao kỷ lục. Tuy nhiên, giá LLDPE đang chịu áp lực do thiếu hàng nhập khẩu.

Một số nhà sản xuất cho biết: “Nhu cầu khiêm tốn và nguồn cung dư dả có thể sẽ kiểm soát đà tăng giá trong tháng 10. Chúng tôi dự đoán các giao dịch sẽ có giá không đổi hoặc tăng nhẹ.”

Mặc dù lượng hàng nhập khẩu đang giảm dần, nhưng tổng nguồn cung trên toàn khu vực đã được cải thiện và những người tham gia thị trường cho biết động lực cung cầu của thị trường đã cân bằng tốt hơn so với những tháng trước. Trong khi đó, HIP PetroHemija đã chấm dứt trường hợp bất khả kháng đối với sản lượng PE từ Pancevo, Serbia.

Do đó, những người tham gia thị trường không tỏ ra ngạc nhiên trước sự ổn định giá cả vì một số người tham gia thị trường khu vực đã chọn giữ nguyên báo giá so với tháng 9.

Chênh lệch giá giữa xuất xứ châu Âu và nhập khẩu thu hẹp

PE xuất xứ ngoài châu Âu đã chứng kiến giá leo dốc thêm một tháng nữa, với các báo giá tăng 50-70 EUR/tấn so với tháng 9. Ngoài đà tăng giá trên toàn cầu, tình trạng chậm trễ giao hàng ngày càng trầm trọng và cước phí vận tải tăng cao đã thúc đẩy các nhà cung cấp nhập khẩu nâng báo giá sang châu Âu.

Kể từ khi hàng xuất xứ châu Âu ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ cho đến nay, chênh lệch giữa hàng giao ngay và hàng có xuất xứ ngoài châu Âu đã được thu hẹp.

Liệu việc nối lại hàng nhập khẩu có khả thi trong bối cảnh hỗn loạn vận chuyển?

Trên thị trường nhập khẩu, LLDPE C4 film của Mỹ được chào bán với mức tăng 70 EUR/tấn so với tháng 9, đạt 1520 EUR/tấn DDP, giao hàng vào tháng 11. Những người tham gia thị trường đang đánh giá xem liệu PE của Mỹ có xuất hiện thường xuyên hơn ở châu Âu vào cuối năm hay không, do thực tế rằng châu Âu đang là một trong những thị trường mang lại lợi nhuận cao nhất trên toàn thế giới.

Mặt khác, các nhà kinh doanh gần đây đã tiến hành kinh doanh back-to-back để tránh rủi ro do việc giao hàng bị chậm trễ vì khan hiếm container. Theo báo cáo của những người tham gia thị trường, nguồn cung HDPE film và LLDPE đang cạn kiệt do các vấn đề logistic và sản xuất.

Nếu nhập khẩu tiếp tục bị hạn chế do tắc nghẽn vận chuyển kéo dài và chi phí leo thang, thì người mua châu Âu có thể phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung trong khu vực trong giai đoạn tới.

Được viết bởi Manolya Tufan – [email protected]
  Nguồn: chemorbis.com/vi/

Trả lời

0933068071
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon