Dầu có nhiều điều kiện để nối dài đà tăng giá, song những trở ngại tiềm tàng đang ở phía trước

Giá dầu thô toàn cầu đã tăng ba tuần liên tiếp và đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua vào thứ Sáu, ngày 11 tháng 6. Đợt tăng giá này được hỗ trợ bởi một báo cáo mới dự báo nhu cầu dầu sẽ vượt mức tiền đại dịch vào cuối năm 2022. Mặc dù dầu có điều kiện tiếp tục đi lên trong tuần thứ tư, song các nhà phân tích cảnh báo về những trở ngại tiềm tàng có thể đe dọa đà tăng giá này.

Dầu tiếp tục đi lên trong tháng 5 nhờ tâm lý lạc quan gia tăng

Trong tháng 5, giá dầu thô tương lai đã tăng trở lại sau khi bị kìm hãm vào tháng 4, với nguyên nhân chính là tâm lý lạc quan về sự phục hồi nhanh chóng của nhu cầu. Các nỗ lực tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đang diễn ra cũng như việc nới lỏng các biện pháp hạn chế phong tỏa đều củng cố sự lạc quan của các nhà đầu tư và phần nào làm lu mờ tình hình gia tăng số ca nhiễm ở một số nước châu Á.

Giá dầu Brent tương lai lần đầu tiên vượt mức 70 USD/thùng kể từ tháng 1 năm 2020 vào ngày 1 tháng 6 và giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) tương lai cũng có khởi đầu mạnh mẽ trong tháng này. Vào ngày 11 tháng 6, giá dầu toàn cầu đã khép lại tuần tăng giá thứ ba liên tiếp.

WTI – Brent – Crude Oil

Dự báo nhu cầu dầu mỏ thúc đẩy thị trường

Một báo cáo do Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố ngày 11 tháng 6 dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ trở lại mức tiền đại dịch vào cuối năm 2022, sau đợt giảm kỷ lục 8,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Báo cáo cũng nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản về tăng giá dầu mỏ, kêu gọi OPEC+ tham gia cung ứng cho thị trường.

Trong một báo cáo hàng tháng được công bố vào ngày 10 tháng 6, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giữ nguyên ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới ở mức 6 triệu thùng/ngày, với tổng nhu cầu dầu là 96,6 triệu thùng/ngày. OPEC cũng cho biết họ kỳ vọng sự phục hồi trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm nay.

Thị trường dầu mỏ theo dõi sát sao các cuộc đàm phán Mỹ-Iran

Đồng thời, một số nhà phân tích đã chỉ ra những khó khăn tiềm ẩn có thể nảy sinh từ các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran. Mỹ và Iran đã tổ chức các cuộc họp gián tiếp trong hai tháng qua về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Vào ngày 14 tháng 6, truyền thông đưa tin hai bên đã đạt được một thỏa thuận rộng rãi về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các lĩnh vực công nghiệp của nước này, bao gồm cả dầu thô.

Chính quyền Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran như một phần của chiến dịch “gây áp lực tối đa” sau khi rút khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), còn được gọi là “Thỏa thuận hạt nhân Iran”.

Mặc dù OPEC+ đã phát đi tín hiệu tự tin rằng các thị trường có thể chào đón sự trở lại dự kiến của sản lượng và xuất khẩu Iran, một số nhà phân tích cho rằng khả năng bán tháo ngắn hạn sẽ xảy ra trong trường hợp có thể đạt được một thỏa thuận. Theo ước tính của IEA, 1,4 triệu thùng dầu có thể được đưa ra thị trường mỗi ngày trong thời gian tương đối ngắn nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Được viết bởi Başak Ceylan – [email protected]

Nguồn: https://www.chemorbis.com/vi/

Trả lời

0933068071
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon